Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore: 'Để phát triển, các trường đừng cố trở nên giống nhau'
Chiều 2.1.2025, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Hồng Hải Hồ (37 tuổi, ở P.An Hòa, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo kết quả điều tra ban đầu, Hồ làm "cò" gạo, giúp thương lái mua bán gạo với các nhà máy, cơ sở xay sát, lau bóng gạo khu vực TP.Sa Đéc. Nhiều thương lái tin tưởng giao cho Hồ trực tiếp mua bán và nhận tiền của các cơ sở mua bán gạo rồi đưa lại. Khoảng tháng 3.2024, Hồ trực tiếp mua bán gạo và nhận hơn 3 tỉ đồng của các cơ sở. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, Hồ không đưa cho các thương lái mà sử dụng toàn bộ số tiền này chơi đánh bạc qua mạng và thua hết tiền. Phát hiện bị Hồ chiếm đoạt tiền, các thương lái làm đơn tố cáo đến cơ quan công an. Công an tỉnh Đồng Tháp thông báo ai là bị hại trong vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Hồ Hồng Hải Hồ thì liên hệ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Tháp (246 Lê Đại Hành, P.Mỹ Phú, TP.Cao Lãnh; hoặc điều tra viên Dương Đăng Khoa - ĐT: 0945441311) để được hướng dẫn xử lý.Chuyến xe mùa xuân: Nabati trao tặng 2.000 phần quà tết cho người lao động
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.
Sống thuần chay, Thúy Vân ngày càng trẻ đẹp
Bí mật mạnh mẽ để tăng cường phản hồi mà có thể bạn chưa biết:Trang web của bạn không chỉ là một mặt tiền trực tuyến, mà còn là công cụ kinh doanh mạnh mẽ. Hãy tin tưởng những chuyên gia marketing có thể làm cho trang web của bạn thành một "cỗ máy" kiếm tiền hiệu quả?Nếu website của bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế một cách hiệu quả, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Điều này giúp bạn đầu tư mạnh hơn vào tiếp thị, thu hút thêm khách hàng và nhanh chóng dẫn hàng đầu thị trường.Hãy để Terus giúp bạn đạt được điều đó với những lợi ích nổi bật:Thị trường kỹ thuật số đang thay đổi từng ngày. Đừng để cơ hội vuột mất, hãy để Terus đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục khách hàng tiềm năng. Trao đổi với một trong những chuyên gia về phát triển kỹ thuật số của chúng tôi ngay hôm nay tại:
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Những công trình đẹp nhất ở Sài Gòn
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.